Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Trĩ - đừng để biến chứng

Là căn bệnh khó chịu, trĩ có thể tấn công bất kỳ người nào, ở độ tuổi nào. Phần lớn người bệnh ngại ngần nên không chịu đi khám, chỉ khi xuất hiện biến chứng gây đau đớn đến mức không chịu được thì mới tới bệnh viện. Thời gian điều trị vì thế phải kéo dài…



Những yếu tố nguy cơ


Trĩ là bệnh lý của vùng hậu môn trực tràng, rất phổ biến, tuy chưa xác định chính xác nguyên nhân song cũng có một số yếu tố được coi là liên quan. Nghiên cứu về sự phân bố mạch máu của vùng hậu môn trực tràng cho thấy, ống hậu môn là nơi có nhiều mạch máu tạo thành các búi tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm mạc.

Các búi này có chức năng của một cái nệm, giữ vai trò khép kín hậu môn. Có thể hiểu, trĩ là trạng thái giãn tĩnh mạch quá mức vùng hậu môn. Những người có nghề nghiệp phải đứng lâu ngồi nhiều (thợ may, nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng…) rất dễ mắc căn bệnh này, bởi tư thế làm máu huyết ít lưu thông, dễ bị ứ trệ.

Trĩ cũng có thể là hệ lụy của một số căn bệnh khác như lỵ, táo bón (bệnh nhân phải rặn nhiều mỗi khi đi đại tiện); các bệnh trong ổ bụng gây tăng áp lực như u bướu, viêm… làm cản trở lưu thông các mạch máu và phát sinh trĩ như các khối u vùng hậu môn trực tràng, u xơ tử cung, u nang buồng trứng lớn… Trĩ hay gặp ở phụ nữ có thai, sinh đẻ… và những đối tượng có yếu tố gia đình, di truyền, hoặc có lối sống ít hoạt động, ăn ít rau, uống ít nước…

Những dấu hiệu dễ nhầm lẫn

Thường thì các dấu hiệu của bệnh trĩ đến khá nhẹ nhàng, ít người để ý. Chỉ đến khi bệnh nặng thì mới biết. Triệu chứng thường gặp và xuất hiện sớm nhất của bệnh là chảy máu hậu môn, đại tiện ra máu tươi. Lúc đầu chảy máu ít kín đáo nên người bệnh không để ý, nếu có sử dụng giấy vệ sinh thì sẽ thấy có một ít máu tươi dính ở trên giấy, hoặc nhìn thấy có một ít tia máu tươi dính trên phân, nhất là khi táo bón vì phân cứng đi qua làm rách búi trĩ.

Về sau máu ra nhiều hơn, thành giọt theo sau cục phân. Muộn hơn thì cứ ngồi xổm đại tiện là máu chảy ra, kèm theo bệnh nhân có táo bón. Đến giai đoạn rất muộn thì khi đi đại tiện ra phân mềm cũng vẫn chảy máu.

Đau và ngứa, có cảm giác khó chịu ở hậu môn cũng là dấu hiệu báo động bệnh trĩ. Nếu mới mắc bệnh, bạn có thể không đau hoặc đau ít. Đau càng nhiều khi có biến chứng sưng viêm nhiễm, tắc mạch ở búi trĩ và sa ra ngoài hoặc có nứt hậu môn. Thậm chí bạn có thể bị rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ống hậu môn. Khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài, búi trĩ sưng khá to, sờ thấy dễ dàng, bạn có thể bị sưng nề vùng hậu môn.


Nếu không muốn đau đớn và đối mặt với nguy hiểm, tốt nhất bạn đừng để biến chứng xảy ra. Trước hết, đó là biến chứng chảy máu: Trĩ là do giãn mạch máu nên rất dễ rách, dễ vỡ gây chảy máu nhiều, nếu để kéo dài sẽ rất nguy hiểm, gây thiếu máu trầm trọng, cần mổ cầm máu ngay.

Sa trĩ cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm. Lúc này, trĩ lòi ra ngoài thành búi hoặc thành vòng gây đau đớn khó chịu. Lúc đầu chỉ sa sau khi đi đại tiện và nhét lại được, sau đó thì sa luôn nằm hẳn ngoài hậu môn không đẩy vào được. Trĩ sa như thế sẽ sưng vù, chảy máu, bầm tím, nghẹt rất khó chịu. Trường hợp này cũng cần mổ sớm.

Trĩ bị tắc nghẽn cũng làm bạn rất khổ sở. Đó là hiện tượng cục máu đông tụ lại, làm búi trĩ thình lình sưng to rất đau, căng bóng. Lúc này cần mổ lấy cục máu ngay. Nếu trĩ bị viêm nhiễm, bạn bị nóng rát ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn, khám thấy búi trĩ phù nề sưng to.

Để phòng bệnh trĩ, cần hoạt động nhiều, không nên ngồi lâu. Tránh táo bón bằng cách ăn nhiều rau hoa quả có nhiều chất xơ, uống nhiều nước, bớt các chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá, tiêu ớt… Cũng cần tránh gắng sức quá nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng. Cố gắng tạo thói quen đi đại tiện ngày một lần vào một giờ nhất định, tránh rặn mạnh rặn lâu khi đi đại tiện.

Lời khuyên cho bệnh nhân trĩ

Trĩ là một bệnh rất phổ biến, khoảng 25% dân số mắc bệnh này. Ðối với hầu hết mọi người, thuật ngữ trĩ nói lên một bệnh lý gây đau đớn liên quan đến hậu môn. Do vị trí đặc biệt của nó, mà người ta thường hay xấu hổ và sợ khi phải đi đến khám bệnh này. Trong khi đó trĩ là một bệnh thường gây đau, khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Trĩ là một bệnh rất phổ biến, khoảng 25% dân số mắc bệnh này. Ðối với hầu hết mọi người, thuật ngữ trĩ nói lên một bệnh lý gây đau đớn liên quan đến hậu môn. Do vị trí đặc biệt của nó, mà người ta thường hay xấu hổ và sợ khi phải đi đến khám bệnh này. Trong khi đó trĩ là một bệnh thường gây đau, khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Trĩ nằm ở phần trên của ống hậu môn. ống hậu môn dài 3-4 cm và nó nằm ở giữa trực tràng và da quanh hậu môn. Trĩ nội nằm ở vùng dưới niêm mạc giữa niêm mạc của ống hậu môn và cơ thắt trong. Nguyên nhân gây đến bệnh trĩ do quá trình thoái hóa dây chằng treo và sự rối loạn chức năng của các shunt (cầu nối) động mạch và tĩnh mạch của mao mạch trĩ. Các yếu tố hay còn gọi là các tác nhân gây bệnh trĩ thường là tiêu chẩy, táo bón, sinh đẻ, thai kỳ. Có một số yếu tố khác cũng có thể gây bệnh trĩ như: sử dụng quá mức thuốc nhuận tràng, thói quen ăn uống ít chất xơ, ăn ít rau, hoa quả. Hoặc một số thức ăn cũng gây nên bệnh trĩ như: uống nhiều rượu, thức ăn nhiều gia vị, và chất kích thích đại tràng như cà phê, hạt tiêu, ớt... Những người có tăng axid uric máu, tăng cholesterol, triglycerid máu có nguy cơ bị bệnh trĩ cao hơn người không tăng các thành phần trên. Một số môn thể thao như cưỡi ngựa, đua xe, đi xe đạp, lái xe và nghề phi công cũng là những yếu tố gợi ý .

Các triệu chứng thông thường nhất thúc giục bệnh nhân đến hỏi thầy thuốc là khi họ thấy đau rát hậu môn, sưng ngứa hậu môn, rỉ nước gây khó chịu và đôi khi chẩy máu nhiều làm bệnh nhân hốt hoảng, có thể có rối loạn đi tiêu...

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để điều trị được bệnh trĩ? Có 2 phương pháp: thứ nhất là bằng con đường ngoại khoa tức là dùng dao kéo, bằng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ nhưng chỉ được chỉ định từ 5 đến 10% số bệnh nhân. Thứ hai là chủ yếu điều trị bằng phương pháp nội khoa vì nó có hiệu quả hơn là bằng cách cải thiện lối sống và ăn uống. Các bác sĩ khuyên những bệnh nhân bị trĩ hàng ngày nên vệ sinh tại chỗ điều độ ít nhất 1 hoặc 2 lần. Tránh táo bón bằng cách dùng thuốc nhuận tràng để cải thiện nước trong phân và làm trơn. Nhưng không được dùng loại thuốc nhuận tràng gây kích thích quá.

Chế độ ăn cho người bị bệnh trĩ cần tránh các chất kích thích đại tràng như cà phê, trà đặc... Nên tránh thức ăn nhiều gia vị và không uống rượu. Ngược lại người bị bệnh trĩ thì cần uống nước đầy đủ và nên uống nước lạnh vào mỗi sáng để kích thích đi tiêu. Họ cũng cần một chế độ ăn uống trung bình vài bữa rau trong ngày gồm có: nhiều rau tươi, nhiều trái cây tươi, uống đủ nước, một ngày phải uống từ 1,5 đến 2 lít, nên uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau...

Thuốc điều trị trĩ nhằm làm tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm tình trạng viêm tại chỗ... Người ta có thể dùng Daflon để điều trị cơn trĩ cấp và mạn tính vì nó có tác dụng co tĩnh mạch tác dụng cải thiện vi tuần hoàn tốt, tăng trương lực tĩnh mạch, bình thường hóa tính thấm mao mạch, giảm đau và viêm tại chỗ. Tuy nhiên, muốn điều trị bạn phải đến khám và có chỉ định của thầy thuốc.

Ngoài ra các bạn nên vận động thể lực, chơi một số môn thể thao như bơi lội, thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày đều đặn 30 phút điều đó sẽ giúp bạn chóng lành bệnh.

Tác giả: TS. Nguyễn Thị Chinh (BV Hữu Nghị)

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

Chữa bệnh trĩ bằng ba ba và quả dừa

Anh X. (Bộ chỉ huy quân sự Bình Định), một bệnh nhân bệnh trĩ, rất sợ đi đại tiện bởi sau mỗi lần như vậy, anh đều vã mồ hôi vì mất máu. Sau khi chữa nhiều cách mà không khỏi, anh dùng bài thuốc ba ba với quả dừa xanh và đã khỏi bệnh, 3-4 năm nay không tái phát.
Dừa được coi là thuốc quí trong điều trị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.
Theo chỉ dẫn của anh X., 4-5 bệnh nhân trĩ khác cũng đã dùng bài thuốc này và đều khỏi. Nội dung cụ thể của bài thuốc như sau:

Ba ba 1 con khoảng 500-600 g, cắt cổ lấy huyết, cho vào cốc có ít rượu để sẵn, khuấy đều và uống ngay. Lấy quả dừa xanh (để nguyên vỏ, có độ cơm vừa ăn được, không già, không non), cưa một phần trên để làm nắp, chặt đầu ba ba cho vào, đậy nắp kín, trát đất bùn xung quanh nắp, đun bằng lửa than bếp trong một ngày.

Buổi tối trước khi ngủ, đem dừa trên bếp xuống, lấy nắp ra, đặt trùm lên quả dừa một cái phễu bằng giấy carton cứng, để dưới hậu môn để xông (nên có ghế lỗ tròn để ngồi xông). Cứ như vậy xông liên tiếp nhiều ngày cho đến khi cạn khô nước trong quả dừa thì thôi.

Trong y học, dừa được dùng để chế các thuốc đạn (thuốc cho vào hậu môn khi sốt cao, khi đau nhức xương khớp hoặc táo bón). Trước đây, nước dừa còn được các bệnh viện quân y dã chiến sử dụng làm dịch truyền cho các trường hợp bị mất nước cấp tính, rối loạn điện giải.

Ba ba vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng dưỡng âm, nhuận tràng, chống táo bón, chữa bệnh lao, suy nhược cơ thể, đau nhức xương khớp, đau lưng do sỏi đường tiết niệu, đầy hơi, ăn chậm tiêu, tiêu chảy... Các bộ phận của con ba ba như mai (miết giáp hoặc miết xác), đầu (miết đầu), máu (miết huyết)... đều được dùng làm thuốc. Phụ nữ có thai không được dùng.

Với các phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền hoặc hiện đại, đã có nhiều trường hợp trĩ nội, trĩ ngoại được điều trị thành công, nhưng tỷ lệ tái phát thường cao. Phương pháp phẫu thuật gây nhiều khó khăn, phức tạp cho người bệnh như phải nhịn ăn nhiều ngày, phải uống thuốc chống đi phân lỏng. Trước, trong và sau điều trị, bệnh nhân phải hạn chế đại tiện, kiêng khem tuyệt đối trong ăn uống. Y học phương Đông cũng đã đạt được một số kết quả đáng mừng trong điều trị bệnh trĩ, nhưng việc thực hiện khá phức tạp. Do đó, trong điều trị bệnh trĩ, dù là bằng phương pháp nào, bệnh nhân cũng phải kiên trì, chịu khó và có lòng tin.

(BS Trang Xuân Chi, Sức Khỏe & Đời Sống)